Về thông tin chính phủ chặn Facebook

Gần đây lần lượt người sử dụng các mạng viễn thông ở Việt Nam ghi nhận việc gặp khó khăn trong việc truy cập Facebook, mạng xã hội được coi là lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Bắt đầu từ Viettel, rồi đến FPT, VNPT, và rồi một số mạng viễn thông khác. Các mạng đều xảy ra một hiện tượng giống nhau, là vẫn truy cập vào các trang web khác bình thường, chỉ riêng Facebook gặp khó khăn, tuy nhiên vẫn có thể khắc phục được nếu thay DNS.

Từ đó dẫn đến một loạt các tin đồn trên mạng xoay quanh việc này. Những blog chống chính quyền đương thời cũng nhanh chóng gắn sự việc này với giả thuyết chính phủ chặn những mạng xã hội nước ngoài nhằm cản trở tiếp cận với những luồng thông tin trái chiều, giống Trung Quốc đã từng làm hồi tháng 7 với YouTube, Twitter, Facebook… Tuy nhiên, điều này theo đánh giá là ít có cơ sở, bởi vì Facebook ở Việt Nam phần lớn được dùng với mục đích giải trí, kết nối bạn bè, chưa hề là một công cụ để tuyên truyền hay tụ tập chống đối gì đến mức chính phủ phải ra biện pháp như thế, bởi vì việc này sẽ phải chịu một giá khá đắt là bị chỉ trích về dân chủ và nhân quyền từ các nước phương Tây. Không giống như ở Trung Quốc, việc chặn Facebook được xảy ra sau sự việc thanh niên Trung Quốc dùng các mạng xã hội để kêu gọi biểu tình chống chính phủ, nhất là trong dịp kỉ niệm 20 năm sự kiện Thiên An Môn (4/6), ở Việt Nam thời điểm này chưa ghi nhận sự việc nào như thế cả.

Một ví dụ khác cũng về sự việc này là bài viết trên CNN iReport, khẳng định việc chính phủ Việt Nam chặn người dùng không cho truy cập vào Facebook. Do bài viết được gắn mác CNN, nhiều người đọc đã ngay lập tức tin thông tin trên, bỏ qua thông báo của CNN ngay từ lúc truy cập trang iReport là không phải tất cả những bài viết ở đây đều được kiểm chứng bởi CNN

iReport is the way people like you report the news. The stories in this section are not edited, fact-checked or screened before they post. Only ones marked ‘CNN iReport’ have been vetted by CNN

Và chính ngay ở đầu bài viết cũng hiện dòng disclaimer “Not vetted by CNN”. Nói gắn gọn, mức độ đáng tin của bài viết này chỉ ngang với một bài blog thông thường, và vì bạn nhìn thấy chữ CNN hiện ra, không phải tất cả đều là đáng tin.

Cả hai bài trên đều lấy bằng chứng duy nhất là một bức ảnh scan một tờ giấy được cho là công văn của bộ Công An lưu truyền trên mạng từ mấy tháng nay. Gõ vào Google có thể dễ dàng tìm thấy bức ảnh này vì nó xuất hiện trên rất nhiều các forum. Một bức ảnh không hơn không kém chụp một tờ giấy có thể dễ dàng soạn thảo bởi bất kì ai, bức ảnh không đưa ra một bằng chứng gì đáng tin như dấu hay chữ kí của người có thẩm quyền (thật ra những kể cả những bằng chứng này cũng không đáng tin 100% trong thời buổi photoshop có thể làm tất cả), vậy mà một cách đáng ngạc nhiên, không ít người tin thông tin này và bức ảnh tiếp tục được đăng ở nhiều chỗ khác nhau.

Một tin đồn khác lại cho rằng một mạng xã hội nội địa nào đó đã dùng ảnh hưởng của mình để buộc các mạng viễn thông chặn Facebook, vốn đang rất “hot” trong cộng đồng internet Việt Nam. Tin đồn vẫn chỉ là tin đồn, cho đến khi người ta đưa ra đủ bằng chứng để chứng minh nó.

Trong thời điểm này, Facebook vẫn có cách để truy cập được, nhưng sự việc này cho thấy một bất cập lớn hơn, đó là khả năng chọn lọc thông tin của những người dùng Internet ở Việt Nam, trong đó chiêms phần lớn là những người trẻ. Internet giống như nước trong một cái vòi cứu hỏa vậy, một khi đã mở ra bạn sẽ bị ngập chìm trong đó, nhưng không có nghĩa là tất cả đều là nước sạch.

Nếu chúng ta không tiếp nhận thông tin một cách có khoa học, cũng chẳng có gì quá khó hiểu nếu chính phủ ngập ngừng trong việc mở rộng của với các nguồn tin trái chiều, bởi vì xã hội sẽ tin bất cứ điều gì họ nghe được, bất kể điều đó có cơ sở hay không. Vậy hãy luôn tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, và luôn đặt câu hỏi cho những gì bạn được nghe, bởi

Everyone can be a journalist, but not everyone IS.
(Kovach and Rosenstiel 2007)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *